Thai chậm tăng trưởng nên sinh thường hay mổ?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thai chậm tăng trưởng nên sinh thường hay mổ?

Thai chậm tăng trưởng nên sinh thường hay mổ?
Tôi khám thai định kỳ, phát hiện thai nhỏ từ tuần 26, bác sĩ tư vấn theo dõi thai chậm tăng trưởng. 32 tuần, thai không tăng cân, nghi bánh nhau giảm hoạt động.

Bác sĩ đề nghị mổ lấy thai để nuôi bé bên ngoài. Trường hợp xấu, thai chậm tăng trưởng phải sinh sớm thì tôi nên sinh thường hay sinh mổ? (Yên, 23 tuổi, Đà Nẵng)

Trả lời:

Thai chậm tăng trưởng là tình trạng cân nặng của bào thai nhỏ hơn so với thai bình thường cùng tuổi, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Thai nhi chậm tăng trưởng có thể xảy ra nhiều biến chứng, nguy cơ lớn nhất là thai lưu trong tử cung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó ba nguyên nhân chủ yếu là rối loạn chức năng bánh nhau, bất thường di truyền, nhiễm trùng bào thai.

Hiện chưa có phương thức sàng lọc, dự phòng, điều trị hữu hiệu cho thai chậm tăng trưởng. Vì vậy, cách xử trí duy nhất là chọn thời điểm thích hợp để kết thúc thai kỳ (tức chỉ định cho sinh). Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra sức khỏe của thai liên tục qua siêu âm Doppler và CTG (theo dõi tim thai). Nếu tình trạng thai nhi, tuần hoàn nhau thai có những biểu hiện xấu đi, nguy cơ thai lưu trong tử cung cao hơn so với nguy cơ trẻ tử vong sau sinh, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc thai kỳ.
Với thai chậm tăng trưởng, hiện vẫn chưa có đồng thuận kết thúc thai kỳ bằng cách mổ lấy thai hay sinh thường. Nếu thai phụ bị nhau tiền đạo, có vết mổ cũ, ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe của thai nhi không cho phép sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Trường hợp của bạn, thai chậm tăng trưởng tuần 26-32, bác sĩ chỉ định mổ lấy thai ở tuần 32. Tức là bác sĩ đánh giá kỹ sức khỏe của thai nhi thông qua siêu âm Doppler, trước khi đưa ra quyết định kết thúc thai kỳ.

Bản đồ