Sốt xuất huyết biến chứng khi điều trị sai cách

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sốt xuất huyết biến chứng khi điều trị sai cách

Sốt xuất huyết biến chứng khi điều trị sai cách
Thái Vân (34 tuổi, Hà Nội), nhập viện cấp cứu do giảm tiểu cầu, tràn dịch màng phổi, sau khi tự mua thuốc uống trị sốt xuất huyết.

ThS.BS Nguyễn Thị Thúy Hậu, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chẩn đoán bệnh nhân tiểu cầu rất thấp do sốt xuất huyết. Hai tuần trước khi nhập viện, Vân sốt 39 độ C, chán ăn, đi ngoài, tự mua thuốc uống và truyền dịch tại nhà, dẫn đến biến chứng nặng.

Một phụ nữ 48 tuổi, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk, tự uống thuốc không rõ loại để điều trị sốt xuất huyết, được Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận với biểu hiện sốc sốt xuất huyết, tràn dịch màng ngoài tim, giảm tiểu cầu trên nền thừa cân. Ngày 16/10, tình trạng chuyển nặng, bệnh nhân tử vong.

ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đánh giá, hầu hết trường hợp sốt xuất huyết tử vong do khám quá trễ hoặc đã có dấu hiệu cảnh báo nhưng người bệnh phớt lờ. Đôi khi bệnh nhân lầm tưởng sốt, ho là nhiễm siêu vi nên tự ý điều trị hoặc mời người đến nhà truyền dịch.
Đồng tình, bác sĩ Thúy Hậu cho biết việc mua thuốc tự điều trị hoặc truyền dịch là một phần nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng. Tình trạng này thường gặp do bệnh nhân chủ quan, cho rằng bệnh đã khỏi khi hết sốt.

Bác sĩ Thúy Hậu cho biết, trong ba ngày đầu, người mắc sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ. Từ ngày 3-5, bệnh nhân giảm sốt nhưng bệnh vào giai đoạn nguy hiểm, có thể giảm tiểu cầu nặng, gây xuất huyết hoặc hội chứng thoát huyết tương... Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến hội chứng sốc sốt xuất huyết Dengue, gây tổn thương, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Với trường hợp tự ý truyền dịch, bệnh nhân có thể bị quá tải dịch gây phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, hoặc phản ứng dị ứng liên quan đến truyền dịch.

Bác sĩ Nguyễn Minh Luân, chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo người dân khi có biểu hiện đột ngột sốt cao trên hai ngày, cần nghĩ ngay đến bệnh này. Bệnh nhân không tự điều trị tại nhà, đến bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán, tái khám hàng ngày theo chỉ định. Giai đoạn hạ sốt cần theo dõi các dấu hiệu bất thường như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đau bụng, nôn ói phân đen...

Sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà, người bệnh cần phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Nếu có dấu hiệu nặng như đau bụng vùng hạ sườn phải, bứt rứt, vã mồ hôi, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo bất thường... cần đến cơ sở y tế.
Sốt xuất huyết do virus gây ra, khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột và kéo dài trong vòng 4-7 ngày từ khi bị muỗi đốt, lây truyền mầm bệnh. 9 tháng đầu năm, cả nước có hơn 79.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc đang gia tăng tại Hà Nội, TP HCM, Đăk Lăk, Bình Phước...

Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng như lọc máu, thay huyết tương, chống sốc... Một người có thể mắc bệnh 4 lần với 4 type khác nhau. Nhiễm virus từ lần thứ hai trở lên, mức độ bệnh thường nặng hơn do các kháng thể cũ có thể liên kết với type virus mới, gây ra phản ứng nặng nề như sốc, trụy tim mạch, xuất huyết nội tạng...

Để chủ động phòng bệnh, trẻ từ 4 tuổi và người lớn nên tiêm vaccine. Hiện Việt Nam có vaccine phòng 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4 do hãng dược Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức, được phê duyệt sử dụng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện trên lên đến 90%.

Bên cạnh vaccine, mỗi gia đình cần chủ động chống muỗi, như: ngủ màn ngày và đêm, mặc quần áo dài tay, phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch...

Bản đồ