Sắp có vaccine mRNA ngừa ung thư

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sắp có vaccine mRNA ngừa ung thư

Trầm Hương Kỳ Nam Việt Nam

Chuyên Bán Trầm Hương Kỳ Nam Việt Nam Tại Hà Nội

Tel: 0363857742

 

Sắp có vaccine mRNA ngừa ung thư

Vaccine mRNA ngừa khối u ác tính dự kiến ra mắt vào năm 2025, sau khi được cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu phê duyệt.

Mới đây, cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ và châu Âu lần lượt công nhận liệu pháp mRNA (mRNA-4157) kết hợp với thuốc trị ung thư Keytruda (pembrolizumab) để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính.

Trước đó, hai hãng dược Merk và Moderna đã đưa ra kết quả đầy hứa hẹn từ nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, giai đoạn 2b. Thử nghiệm được thực hiện trên những bệnh nhân có khối u ác tính nguy cơ tái phát cao (giai đoạn III/IV) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u.

Kết quả cho thấy điều trị bằng mRNA-4157 kết hợp với pembrolizumab khiến bệnh nhân cải thiện tỷ lệ sống sót, giảm 49% nguy cơ tái phát hoặc tử vong, 62% nguy cơ di căn so với chỉ dùng thuốc pembrolizumab độc lập.

"Đây là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư dựa trên mRNA", Kyle Holen, phó chủ tịch cấp cao của Moderna, cho biết, thêm rằng loại vaccine này có thể ra mắt vào năm 2025.

Phương pháp điều trị kết hợp để lại ít tác dụng phụ hơn so với dùng riêng Keytruda. Các bệnh nhân thường bị mệt mỏi, đau tại vùng tiêm, ớn lạnh cơ thể.

Dựa trên dữ liệu đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) công nhận mRNA-4157 và Keytruda là liệu pháp điều trị đột phá Chương trình Thuốc ưu tiên, dành cho các bệnh nhân u ác tính dễ tái phát.

Vaccine ung thư mRNA khác vaccine thông thường. Trọng tâm của vaccine không phải là phòng ngừa, mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vaccine, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.

Giải thích thêm về cơ chế hoạt động của vaccine, Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết thông qua vaccine, các nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các protein bất thường của tế bào ung thư. Song, các protein này không xuất hiện trên tế bào thông thường và không giống nhau giữa mọi người, vì vậy vaccine cần được đặc chế. Từ đó, hệ thống miễn dịch học được cách nhận biết tế bào ung thư khác với phần còn lại của cơ thể như thế nào.

Moderna cũng không phải công ty duy nhất đặt mục tiêu phát triển vaccine ngừa ung thư. Vào tháng 5/2023, BioNTech hợp tác với Merck đề xuất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một của vaccine ngừa ung thư tuyến tụy. Tháng 6, tại hội nghị Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, hãng được Transgene trình bày kết luận liên quan đến vaccine vector virus ngăn ngừa ung thư đầu cổ. Tháng 9, Ose Immunotherapeutics gây chú ý với vaccine điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.

 

 

 

Bản đồ