Rắn độc nấp trong cốp xe máy cắn thiếu niên gây rối loạn đông máu

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rắn độc nấp trong cốp xe máy cắn thiếu niên gây rối loạn đông máu

Rắn độc nấp trong cốp xe máy cắn thiếu niên gây rối loạn đông máu
Thiếu niên 15 tuổi phát hiện đầu màu xanh trong hốc xe gắn máy, tưởng lá cây nên đưa tay vào lấy bất ngờ bị rắn cắn.

Ngày 29/10, BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bàn tay phải của bệnh nhân Tây Ninh sưng bầm, lan lên cổ tay. Vết rắn cắn ở ngón trỏ tay phải chảy máu thấm ướt gạc. Xét nghiệm ghi nhận bệnh nhân rối loạn đông máu nặng.

Con rắn nấp trong cốp xe bị người nhà bệnh nhân đập chết mang theo vào viện. Bác sĩ xác định là rắn lục xanh đuôi đỏ, cho bệnh nhân truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. 6 giờ sau, bé dần cải thiện sức khỏe, tiếp tục điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo khi thời tiết thay đổi hay mưa bão, các loài vật bò sát như rắn, bò cạp... thường tìm nơi trú ẩn, chạy vào nhà vô tình cắn người. Do đó, cần phát quang bụi rậm xung quanh nhà, giữ môi trường thông thoáng sạch sẽ, tránh để rắn vào côn trùng vào nhà có thể tấn công gây nguy hiểm.

Khi bị rắn cắn, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, dùng gạc mát phủ lên vết thương để giảm đau, sưng. Dùng thun hoặc vải sạch băng phía trên vết thương, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được chích huyết thanh kháng nọc phù hợp. Sơ cứu ban đầu và dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn.

Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc độc. Không đắp lá cây lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng. Sơ cứu không đúng cách có thể gây hại cho người bị rắn cắn, dẫn đến đoạn chi, thậm chí tử vong nếu chậm trễ điều trị.

Bản đồ