Những loại rau người bệnh gout nên hạn chế ăn

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những loại rau người bệnh gout nên hạn chế ăn

Đông Trùng Hạ  Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội.Free Ship Toàn Quốc.

Tel: 0363857742

 

Những loại rau người bệnh gout nên hạn chế ăn
Một số loại rau có hàm lượng purin cao như rau muống, măng tây, cải bó xôi, giá đỗ không thích hợp cho người bệnh gout.

Purin là nguyên liệu chính hình thành axit uric. Khi lượng axit uric trong cơ thể vượt mức cho phép, thận không thể đào thải hết làm khởi phát bệnh gout. Đây là dạng viêm khớp thường khởi phát đột ngột, gây đau và sưng khớp.

ThS.BS Phạm Thị Xuân Thư, khoa Nội cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết purin có trong tất cả thực phẩm, kể cả rau củ. Đa số các loại rau củ đều có hàm lượng purin vừa phải, kể cả rau có hàm lượng purin cao cũng không đủ để khởi phát cơn gout cấp. Tuy nhiên, purin vẫn làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nếu người bệnh trong giai đoạn khởi phát cơn đau gout cấp nên hạn chế hoặc tạm ngừng ăn các thực phẩm này để tránh triệu chứng trở nặng.

Dưới đây là một số loại rau quả có hàm lượng purin cao, người bệnh gout nên hạn chế ăn.

Rau muống rất tốt cho sức khỏe vì có nhiều canxi, đạm và các vitamin khác. 100 g rau muống có đến 10 g chất đạm. Đây là hàm lượng dinh dưỡng lý tưởng cho nhiều người nhưng người bệnh gout nên hạn chế vì chỉ số purin khá cao, 57 mg purin trong 100 g rau muống.

Giá đỗ chứa đến 80 mg purin trong 100 g. Người mắc bệnh gout cần kiêng loại thực phẩm này, nhất là khi đang trong các đợt gout cấp.

Măng tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đa dạng các vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống oxy hóa tốt. Tuy nhiên, 100 g măng tây có 29 mg purine, làm tăng tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Cải bó xôi rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, đây là loại rau có hàm lượng purin cao, 100 g cải chứa 57 mg purin. Nếu người bệnh ăn quá nhiều, nhất là khi đang trong đợt gout cấp làm giảm hiệu quả điều trị.

Súp lơ trắng có hàm lượng đạm cao, cung cấp vitamin B dồi dào. Dù vậy, người bệnh gout nên nạp những chất dinh dưỡng này từ nguồn thực phẩm khác như sữa tách kem, sữa ít béo... Trong mỗi 100 g súp lơ trắng có đến 51 mg purin, có thể làm khởi phát bệnh gout nếu ăn nhiều.

Bác sĩ Thư lưu ý người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn các loại rau này ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thừa purin và axit uric máu tăng cao là hậu quả của việc ăn uống không kiểm soát, không chọn lọc trong nhiều ngày. Người bệnh không thể bị gout ngay lập tức hoặc bùng phát cơn đau gout cấp ngay sau khi ăn 100 g rau có lượng purin cao. Biết được loại rau nào có hàm lượng purin cao giúp người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn, hỗ trợ tích cực quá trình điều trị bệnh gout.

Người bệnh có thể sử dụng các loại rau củ khác, có lượng purin thấp hơn như rau cần tây, rau tía tô, súp lơ xanh... để vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết, vừa an toàn cho sức khỏe trong quá trình điều trị gout.
Người bệnh cũng cần hạn chế các nhóm thực phẩm khác như thịt đỏ, hải sản... Trong thời gian xảy ra các cơn gout cấp, cần tránh thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn hoặc có lượng đường cao vì có thể làm tăng đường huyết, khiến triệu chứng viêm đau nặng nề hơn. Không uống rượu bia vì loại thức uống này cũng chứa lượng purin cao ngang với nhóm thịt đỏ, hải sản.

 

 

291726804 10166479036585298 6937522582139509994 n 1 - Copy - Copy

 

Bản đồ