Những ai không nên ăn đậu bắp?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những ai không nên ăn đậu bắp?

Những ai không nên ăn đậu bắp?
(Dân trí) - Đậu bắp, vỏ và hạt của nó chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, tim mạch… Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số người như người từng bị sỏi thận...
Lợi ích sức khỏe độc đáo của đậu bắp với sức khỏe

Theo Medical News Today, đậu bắp là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào. Đậu bắp có vị nhẹ và kết cấu độc đáo, với lớp lông tơ giống như quả đào ở bên ngoài. Bên trong quả là những hạt nhỏ có thể ăn được.

100gr đậu bắp cung cấp 33 calo, 1,9gr protein, 0,2gr chất béo, 7,5gr carbohydrate, 3,2gr chất xơ, 31,3mg vitamin K, 299mg kali, 7mg natri, 23mg vitamin C, 0,2mg thiamin, 57mg magie, 82mg canxi… Đậu bắp cũng cung cấp vitamin B6, A, folate và một số chất sắt, niacin, phốt pho, đồng.

Đậu bắp, vỏ và hạt của nó chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bao gồm hợp chất phenolic và dẫn xuất flavonoid, chẳng hạn như catechin và quercetin. Các nhà khoa học cho rằng những hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Đồng thời, chúng cũng có thể có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc một loạt các tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Chất nhầy của đậu bắp cũng có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe như ung thư, tiểu đường, tim mạch, loãng xương…

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đậu bắp mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:

- Thiếu máu: Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu bởi đậu bắp cũng có một hàm lượng chất sắt, kali, kẽm... cao giúp bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu.

- Hệ tiêu hóa: Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Đậu bắp còn chứa nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, có tác dụng bôi trơn đường ruột.

- Táo bón: Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.

- Loãng xương: Chất nhầy khi ăn đậu bắp cùng với nguồn vitamin K và folate có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn.

- Làm đẹp da: Chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá.

Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.

- Giảm cân: Đậu bắp có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ này có lợi cho công cuộc giảm cân. Ngoài ra, đậu bắp cũng có lượng calo thấp nên nó là món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.

Rủi ro và tác dụng phụ khi ăn đậu bắp

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đậu bắp có thể ảnh hưởng xấu đến một số người.

- Đang có các vấn đề về đường tiêu hóa: Đậu bắp chứa fructan, một loại carbohydrate. Fructan có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút và chướng bụng ở những người mắc các vấn đề về đường ruột hiện có.

Tương tự, theo Medicine.net, fructan là một loại carbohydrate có trong đậu bắp, có thể làm tăng các vấn đề về ruột ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.

- Sỏi thận: Đậu bắp chứa nhiều oxalat. Loại sỏi thận phổ biến nhất bao gồm canxi oxalat. Thực phẩm có hàm lượng oxalat cao, chẳng hạn như đậu bắp và rau bina, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người từng bị sỏi thận.

- Đau khớp: Đậu bắp chứa solanine, đây là một hợp chất độc hại có thể gây đau khớp, viêm khớp và tình trạng viêm kéo dài ở một số người. Khoai tây, cà chua, cà tím, quả việt quất và atisô cũng chứa solanine.

- Đông máu: Vitamin K giúp đông máu và hàm lượng vitamin K cao trong đậu bắp có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông (yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim).

Những người sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc có nguy cơ hình thành cục máu đông nên duy trì chế độ ăn uống thường xuyên các loại thực phẩm giàu vitamin K.

Khi chế biến đậu bắp, bạn không nên nấu quá chín kỹ tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng. Nó cũng là loại rau chứa tính hàn nên với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.

Bản đồ