Nguy cơ trẻ tiêu chảy do virus Rota khi mưa nhiều

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguy cơ trẻ tiêu chảy do virus Rota khi mưa nhiều

Nguy cơ trẻ tiêu chảy do virus Rota khi mưa nhiều
Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường trong mùa mưa tạo điều kiện cho virus Rota phát triển, khiến nhiều trẻ em tiêu chảy.

BS. CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết như trên, thêm rằng bệnh tiêu chảy do virus Rota có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Nguyên nhân do tình trạng vệ sinh kém vì ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước, cùng với môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại, lây lan. Mặt khác, trong mùa mưa, trẻ em thường ở trong nhà hoặc các khu vực tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, tăng khả năng lây nhiễm. Thời tiết ẩm ướt và thay đổi nhiệt độ cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

"Độ ẩm cao giúp virus tồn tại lâu hơn trong không khí và trên bề mặt các vật dụng, đồ chơi mà trẻ thường tiếp xúc. Trong khi đó, trẻ nhỏ có hệ đường ruột mỏng manh, nhạy cảm dễ chuyển biến nặng khi mắc Rota virus", bác sĩ lý giải.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan nhanh, chủ yếu qua con đường phân - miệng và tay - miệng. Theo chuyên gia, trẻ nhỏ dễ nhiễm virus Rota do thói quen đưa tay lên miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm vào các bề mặt có chứa virus rồi đưa tay lên miệng, virus dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh.

Trẻ nhiễm virus Rota sẽ đào thải một lượng lớn virus ra ngoài. Chỉ trong một ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp có thể chứa hơn 10.000 tỷ virus, trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus là đủ để lây nhiễm sang người khác.

Chia sẻ cụ thể về quá trình nhiễm bệnh, bác sĩ Cầm cho biết, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và nhân lên chủ yếu ở tá tràng, phá hủy lớp tế bào trụ. Điều này dẫn đến quá trình hấp thu của ruột bị giảm, làm ứ đọng các chất trong lòng ruột gây tình trạng kéo nước ra ngoài, khiến trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày và phân nhiều nước.

Đầu tháng 10 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) ghi nhận số ca mắc bệnh tiêu chảy virus Rota ở trẻ tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày, cơ sở này tiếp nhận từ 10-15 trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, chủ yếu là tiêu chảy virus Rota. Trẻ có các biểu hiện như mệt, quấy khóc, nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần, trẻ sốt nhẹ đến sốt cao.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc tiêu chảy cấp có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, chủ yếu là do virus Rota.

Theo Sở Y tế TP HCM, tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh lý phổ biến thứ hai ở trẻ em chỉ sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Trong độ tuổi 1-5 tuổi, có khoảng 95% trẻ bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã xác định virus Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Cứ hai trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có một trường hợp là do virus Rota gây ra. Bệnh khiến trẻ dễ bị mất nước nặng vì vừa nôn ói và tiêu chảy lên đến 20 lần một ngày. Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rota virus dễ mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước, mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.
Bác sĩ Cầm cho biết, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus, cần đảm bảo môi trường sống sạch, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, đồng thời, trẻ cần được tiêm vaccine đầy đủ. Hiện, VNVC có hai loại vaccine ngừa Rotavirus gồm vaccine Rotarix (Bỉ): lịch uống hai liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần, dành cho trẻ từ 6 tuần đến tròn 24 tuần tuổi và vaccine Rotateq (Mỹ) với lịch uống ba liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần, dành cho trẻ từ 7,5 tuần đến trước 32 tuần tuổi.

Trường hợp trẻ gặp các triệu chứng bị tiêu chảy phân lỏng không đỡ, quấy khóc, sốt cao, ăn uống kém, nôn nhiều... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Bản đồ