Mang thai có nên ăn cua đồng?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mang thai có nên ăn cua đồng?

Mang thai có nên ăn cua đồng?
Tôi mang thai, có thể ăn món canh cua đồng hoặc bún cua không và nên chế biến thế nào để ăn không bị tiêu chảy, ngộ độc? (Hường, 30 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Trong 100 g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4 g nước, 12,3 g protid, 3,3 g lipid, 2 g glucid; giàu vitamin và muối khoáng, canxi. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, ngon miệng, có thể chế biến nhiều món.

Tuy nhiên, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh. Cua sống ở trong khe núi, kênh, rạch, bờ ruộng nên có thể chứa nhiều vắt, đỉa, giun sán gây bệnh cho người.

Cua đồng tính hàn, không tốt cho phụ nữ mang thai. Người cơ địa dị ứng cũng nên cẩn thận, tránh nhiễm giun sán, gây đau bụng, tiêu chảy. Khi bị ốm, tiêu chảy, bệnh tiêu hóa, tiêu hóa kém... không nên ăn.
Khi ăn cua, bạn nên chế biến sạch, đặc biệt là phần mai cua. Tuyệt đối không uống nước cua sống hay ăn cua sống. Bạn có thể cho chút muối hạt vào cua đồng, để trong chậu xóc mạnh, rồi rửa sạch chất bẩn bám trên mình cua, tách yếm, khều gạch vàng để riêng. Phần thân cua rửa sạch lại, để ráo nước. Cua đồng nấu với rau mồng tơi, rau ngót, rau muống...

Nên ăn cua còn sống, cua đực hay cái tùy theo sở thích. Chọn cua không có mùi hôi, đủ càng, đủ chân, khỏe. Không nên chọn con cua to quá hoặc nhỏ quá. Có thể ăn cua cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.

Bản đồ