Không có "tinh binh", nam giới có thể sinh con không?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có "tinh binh", nam giới có thể sinh con không?

Không có "tinh binh", nam giới có thể sinh con không?
(Dân trí) - Theo các chuyên gia, trong nhóm vô sinh ở nam giới, nguyên nhân không có tinh trùng chiếm khoảng 10%.
Ngày 12/10, tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Bưu điện năm 2024, ThS.BS Vương Vũ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản cho biết, vô sinh nam giới do không có tinh trùng khá phổ biến.

"Nhóm đối tượng bệnh nhân không có tinh trùng chiếm 10% các trường hợp vô sinh hiếm muộn ở nam giới", BS Hà thông tin.

Tại Bệnh viện Bưu Điện, số bệnh nhân nam vô tinh thực hiện phương pháp phẫu thuật tìm tinh trùng khá lớn. Trong năm 2023, bệnh viện đã thực hiện 200 ca phẫu thuật tìm tinh trùng (Micro-TESE).
Đây được coi là phương pháp cuối cùng để xử lý vô tinh không do tắc nghẽn, tuy nhiên vẫn có đến khoảng 50% số ca thực hiện không thấy tinh trùng.

Bác sĩ Hà cho biết, các trường hợp này, họ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, buồn chán... trước sự thực, họ có thể không bao giờ sinh được con.

Nhận thấy số lượng đến một nửa số ca không thể tìm thấy tinh trùng dù đã phẫu thuật vi phẫu, bệnh viện đã cử đội ngũ bác sĩ, chuyên viên phôi học đi học tại Nhật Bản kỹ thuật tiêm tinh tử tròn vào bào tương noãn (Rosi).

Đây là phương pháp đem đến hi vọng cho nam giới vô tinh sau kỹ thuật Micro-TESE không tìm thấy tinh trùng.

"Theo đó, phương pháp Rosi cho phép bác sĩ tìm những tinh trùng non (là tinh tử trước khi thành tinh trùng trưởng thành), sau đó chọn lọc tinh trùng non và thụ tinh theo kỹ thuật Rosi là tiêm trực tiếp tinh trùng non vào trứng lấy từ người vợ", BS Hà cho biết.

Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, gần 8% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn. Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ. Nam giới thường gặp không có tinh trùng hay tinh trùng dị dạng, tinh trùng đầu tròn....

Trong khi đó phụ nữ hay gặp các vấn đề về nội tiết tố, bệnh lý ở tử cung, rối loạn buồng trứng, tắc vòi trứng bệnh, rối loạn phóng noãn (rụng trứng), niêm mạc tử cung mỏng hoặc viêm lộ tuyến...; thậm chí nhiều trường hợp cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh hoặc mang gen các bệnh lý di truyền (đã từng sinh con bị bệnh hoặc không thể mang thai).

Vì thế, chuyên gia khuyến cáo, trước khi kết hôn nên đi khám tiền hôn nhân để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh di truyền. Khi kết hôn từ 6 tháng đến 1 năm, quan hệ vợ chồng tự nhiên, không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa có thai thì cần đi khám sớm.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Hùng Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện, Hội nghị khoa học năm 2024 là sự kiện chuyên môn quan trọng, là cơ hội để y bác sĩ, điều dưỡng cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Có 12 bài báo cáo khoa học các chuyên ngành như Hỗ trợ sinh sản, Ngoại Tiết niệu, Phẫu thuật cột sống, Nội khoa, Can thiệp tim mạch, Tai mũi họng, Tế bào gốc & Di truyền và Điều dưỡng... được trình bày.

Đến nay, Bệnh viện Bưu Điện đang triển khai hơn 10.000 kỹ thuật chuyên môn được Bộ Y tế phê duyệt, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng.

Bản đồ