Điếc thần kinh là bệnh gì?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điếc thần kinh là bệnh gì?

Điếc thần kinh là bệnh gì?
Anh tôi đột ngột nghe kém, đi khám bác sĩ chẩn đoán điếc thần kinh. Bệnh này nguy hiểm không, điều trị ra sao? (Diệu An, Long An)

Trả lời:

Điếc là mức độ nặng của giảm thính lực, được chia làm ba loại chính là điếc do thần kinh, điếc dẫn truyền và điếc hỗn hợp. Điếc do thần kinh thường gặp nhất, xảy ra bởi các tổn thương thần kinh thính giác hay các đường dẫn truyền thần kinh trong não.

Một số nguyên nhân gây điếc thần kinh gồm lão hóa tự nhiên (suy giảm thính lực ở người cao tuổi), tác dụng phụ của một số thuốc, tiếng ồn quá mức, chấn thương, dị dạng tai trong. Viêm màng não, biến chứng sau bệnh sởi, quai bị, rubella, di truyền, u dây thần kinh, cũng có thể dẫn đến điếc thần kinh.

Điếc thần kinh đột ngột là tình trạng mất thính lực nhanh hoặc trong vài ngày, thường xuất hiện ở một bên. Bệnh nhân dễ nhận biết khi vừa ngủ dậy, hoặc có thể nhận biết trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày như khi nghe điện thoại. Điếc thần kinh đột ngột có thể xảy ra do chấn thương đầu, thuốc, nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, mạch máu bị ảnh hưởng, bệnh Ménière.

Người bệnh điếc thần kinh thường có biểu hiện nghe kém, khó hiểu hội thoại, không định hướng được âm thanh (kể cả âm thanh tần số cao). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.
Để chẩn đoán bệnh điếc thần kinh, dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp như đo thính lực đồ, đo điện thính giác thân não, chụp CT 1975 lát cắt hoặc 768 lát cắt, chụp MRI 1,5-3 Tesla để kiểm tra các bất thường trong não. Từ đó, bác sĩ đánh giá đầy đủ về khả năng thính lực của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Tùy tình trạng bệnh và bệnh nền kèm theo, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa, phẫu thuật, sử dụng máy trợ thính...

Anh của bạn được chẩn đoán điếc thần kinh, hoặc những người có biểu hiện nghe kém hoặc bất thường về thính lực, nên tuân thủ điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc thần kinh, tránh để lâu nguy hiểm.

Bản đồ