Dấu hiệu trẻ cần phẫu thuật thoát vị rốn

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dấu hiệu trẻ cần phẫu thuật thoát vị rốn

Dấu hiệu trẻ cần phẫu thuật thoát vị rốn
Thoát vị rốn có thể tự khỏi, trường hợp lỗ thoát vị kích thước lớn, không có khả năng tự thu nhỏ cần phẫu thuật để tránh biến chứng.

Sau 7-10 ngày trẻ chào đời, cuống rốn teo dần, rụng đi, tạo thành rốn của trẻ. Lúc này lỗ ở thành bụng phần dây rốn đi qua tự đóng lại. Với trẻ bị thoát vị rốn, cơ thành bụng yếu không thể khép kín hoàn toàn. Một phần nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị này có thể chứa dịch, quai ruột hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng...

Bác sĩ Nguyễn Lê Quý, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết dị tật này không liên quan đến việc cắt dây rốn hay các tác động bên ngoài, chủ yếu do sự phát triển tự nhiên của cơ thành bụng. Tình trạng phổ biến ở trẻ sinh non, nhẹ cân.

Khối thoát vị có thể phát hiện trong thai kỳ hoặc vài tuần đầu sau sinh. Phụ huynh quan sát hoặc ấn nhẹ vào vùng rốn cảm thấy có khối lồi lên. Khối thoát vị xuất hiện rõ và thay đổi kích thước khi trẻ ho, khóc, rặn, vặn mình, ngồi dậy. Khi trẻ nằm im, khối thoát vị chìm xuống.

Phần lớn khối thoát vị tự đóng lại trong hai năm. Theo bác sĩ Quý, các thoát vị có đường kính vòng nhỏ hơn 1 cm có khả năng tự khỏi cao hơn so với khối thoát vị lớn hơn 1,5 cm. Nếu trẻ có các dấu hiệu như đau, lỗ thoát vị kích thước lớn khó có khả năng tự thu nhỏ hoặc khép lại, trẻ 4 tuổi thoát vị rốn vẫn không biến mất cần đi khám.

Trường hợp nội tạng lồng vào trong khối thoát vị bị thắt nghẹt, tắc nghẽn khiến máu khó lưu thông, nguy cơ cao vỡ ruột, tắc ruột cũng cần phẫu thuật. Bác sĩ mổ một đường nhỏ ngay dưới rốn, đưa tạng thoát vị trở lại ổ bụng, sau đó khâu thẩm mỹ phục hồi. Quá trình phẫu thuật ngắn, ít biến chứng, có thể xuất viện trong ngày.
Để phòng tránh thoát vị rốn cho trẻ, bác sĩ Quý khuyến cáo phụ huynh nên đặt bé nằm sấp, massage nhẹ nhàng thành bụng mỗi ngày. Một số phương pháp dân gian như băng ép, dán băng dính hoặc đặt đồng xu lên khối thoát vị không có tác dụng, có thể gây nhiễm trùng, cản trở sự phát triển tự nhiên của cơ bụng.

Cha mẹ nên quan sát, theo dõi trẻ thường xuyên. Nếu trẻ bị thoát vị rốn kèm theo quấy khóc, nôn mửa, cần được khám sớm do đây có thể là dấu hiệu nghẹt thoát vị. Trẻ đã phẫu thuật cần tái khám sau 2-4 tuần, nếu bị sốt, vùng rốn đỏ, sưng đau, rỉ máu hoặc mủ, có mùi hôi hoặc tiêu chảy, táo bón không giảm cần đến viện ngay.

Bản đồ