Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy
Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy thường do nguyên nhân ngủ sai tư thế hoặc làm việc căng thẳng liên tục.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

Tổng quan

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy, kèm cảm giác cứng mỏi khó chịu là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Biểu hiện

- Triệu chứng đau cứng cơ cổ.

- Hoạt động vùng cổ khó khăn.

- Nếu cố cử động sẽ đau nhiều hơn, nhức mỏi, khó chịu.

Nguyên nhân

Đau vùng cổ gáy sau khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân gây ra:

- Tư thế ngủ:

* Ngủ sai tư thế (nằm sấp, nằm nghiêng một bên cổ...) là một trong những các nguyên nhân thường gặp.

* Tư thế ngủ khiến các mạnh máu vùng cổ bị chèn ép, khiến quá trình cung cấp oxy cho tế bào cơ bị giảm, hình thành acid lactic giải phóng nhiều, gây mỏi cơ vùng cổ gáy.

- Gối kê ngủ: sử dụng các loại gối kê quá cao, quá thấp hoặc không nằm gối sẽ làm cho cổ ngửa ra trước và ra sau quá nhiều tạo sức căng lớn cho dây chằng cột sống cổ làm đau cổ gáy.

- Thói quen sử dụng máy lạnh, quạt gió liên tục ảnh hưởng vùng cổ gáy.

Chẩn đoán

Cần chú ý phân biệt với các nguyên nhân khác cũng gây đau cổ gáy như:

- Thoái hóa cột sống cổ:

* Bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên (trên 50 tuổi).

* Cột sống cổ có cấu tạo 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, nhưng các đốt sống C5, C6, C7 là những đốt sống dễ thoái hóa nhất.

* Thoái hóa gây nên tình trạng mòn xương, cứng khớp buổi sáng không quá 30 phút, có thể có gai xương trong hình ảnh X-quang.

- Thoát vị đĩa đệm: thường khởi phát đột ngột, gây chèn ép dây thần kinh vùng cổ và gây đau dữ dội, có thể đau lan dọc vai đến cẳng tay, cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi...

Điều trị

- Ngoài việc khắc phục các nguyên nhân trên, điều trị đau cổ gáy còn bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng:

* Cho cổ nghỉ ngơi sau làm việc quá sức.

* Chườm ấm vùng cổ gáy.

* Đeo đai vai giúp giữ đúng tư thế vùng cột sống.

* Tập vật lý trị liệu và các bài tập hỗ trợ cơ vùng cổ, sử dụng các thiết bị máy điện xung, máy siêu âm... tác động sóng vật lý vào cơ vùng cổ giúp cơ thư giãn và giảm đau.

* Dùng thuốc: các loại thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc dãn cơ, thuốc hỗ trợ loãng xương nhưng lưu ý phải dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Y học cổ truyền:

* Châm cứu: Sử dụng các hình thức châm cứu (điện châm, hào châm, cấy chỉ...) hoặc laser châm đối với những bệnh nhân sợ kim trên các huyệt ở vùng cổ gáy, vùng tai, các huyệt bổ - tả hợp lý tùy thể bệnh giúp khí huyết lưu thông giúp giảm đau. Đặc biệt kết hợp dùng ngải cứu hoặc chiếu đèn hồng ngoại để làm thư giãn các cơ vùng cổ.

* Dưỡng sinh, xoa bóp: Sử dụng các thủ thuật xoa bóp như xoa, phân, hợp, miết, phát, vờn... ở vùng cổ gáy, day ấn huyệt tại chỗ giúp khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn vùng cổ gáy giúp giảm bớt triệu chứng đau. Ngoài ra, còn có thể phối hợp với các bài tập dưỡng sinh làm mạnh cơ vùng cổ.

* Thuốc y học cổ truyền: Phối hợp các phương pháp không dùng thuốc, tùy từng thể bệnh mà bác sĩ tư vấn dùng bài thuốc và vị thuốc thích hợp. Bài thuốc hay dùng có kết quả điều trị tốt như: Quyên tý thang, Tứ vật đào hồng... Ngoài ra, còn phối hợp với việc chườm thảo dược vào vùng cổ giúp cải thiện tình trạng đáng kể.

Phòng ngừa

- Không nên nằm sấp, nghiêng một bên khi ngủ.

- Chọn gối đệm phù hợp: Không nên chọn loại quá dày hoặc quá mỏng, gối cao tầm 8-15 cm. Nên chọn gối mút, gối đệm phù hợp giúp cơ vùng cổ thư giãn và không bị ảnh hưởng khi thay đổi tư thế ngủ.

- Không ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động nhẹ thay đổi tư thế.

- Không để không khí lạnh thổi trực tiếp vào vùng cổ gáy.

- Tăng cường tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường đàn hồi chịu lực của vùng cổ.

- Phát hiện kịp thời các bệnh lý để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Bản đồ