Có nên tái tạo dây chằng bằng gân tự thân?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có nên tái tạo dây chằng bằng gân tự thân?

Có nên tái tạo dây chằng bằng gân tự thân?
Tôi bị đứt dây chằng, dự định tái tạo bằng gân tự thân thì vị trí được lấy gân tự thân có bị yếu không, bao lâu phục hồi? (Tuấn Tú, TP HCM)

Trả lời:

Tái tạo dây chằng bằng gân tự thân là phương pháp lấy gân ở một vị trí khác trên cơ thể để làm mảnh ghép cho dây chằng và điều trị tổn thương. Từ đó ổn định khớp, giảm đau và phục hồi khả năng vận động.

Các gân thường được dùng để tái tạo dây chằng là gân chân ngỗng, gân tứ đầu, gân bánh chè... Mỗi loại gân đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại gân nào được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...

Việc lấy gân trên chính cơ thể người bệnh để tạo thành dây chằng mới làm vị trí cho gân bị khiếm khuyết và yếu đi. Tuy nhiên, nếu tuân thủ tập phục hồi chức năng, vị trí cho gân sẽ được cơ thể tự tái tạo lại. Nhờ đó, sức mạnh, khả năng chịu lực... không thay đổi, bạn gần như không cảm nhận được bất thường ở vị trí cho gân. Điều quan trọng là bạn cần tập luyện bài bản, đúng chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, ngày đầu tiên sau phẫu thuật tái tạo dây chằng bằng gân tự thân, người bệnh đã có thể vận động và đi lại. Tuy nhiên, mảnh ghép gân cần thời gian để chuyển hóa thành dây chằng tự nhiên. Trong khoảng 5-10 tuần tiếp theo, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và tập luyện phục hồi chức năng theo đúng chỉ định. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể bắt đầu chạy và trở lại thể thao sau 6-9 tháng.

Bản đồ