Cần chấm dứt văn hóa 'no pain no gain' khi tập gym

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cần chấm dứt văn hóa 'no pain no gain' khi tập gym

Bạch Kì Nam Việt Nam Bán Tại Hà Nội

Chuyên Bán Bạch Kì Nam Việt Nam Tại Hà Nội

Tel: 0363857742

 

 

Cần chấm dứt văn hóa 'no pain no gain' khi tập gym
Nhiều người lầm tưởng cơ thể đau đớn, kiệt sức, mệt lả sau mỗi buổi tập là kết quả tốt.

Đã từ rất lâu, thuật ngữ no pain no gain (Không đau đớn, không đạt được lợi ích là một câu tục ngữ, được sử dụng từ những năm 1980 như một phương châm tập thể dục hứa hẹn phần thưởng giá trị lớn hơn cho cái giá của công việc khó khăn và thậm chí đau đớn).

Đây là một câu triết lý và đã trở thành một kim chỉ nam cũng như một động lực cho những người đi tập gym. No pain no gain bắt đầu trở nên phổ biến khi nữ diễn viên Jane Fonda dùng nó cho những video workout của bà vào những năm 1980.

Kể từ đó no pain no gain đã ăn sâu vào tâm trí của những gymers. No pain no gain được hiểu là dành nhiều thời gian tại gym, tập những bài tập nặng nhất và đau đớn nhất, và cho đến khi chưa đạt được độ đau nhất định thì những người tập gym sẽ không dừng lại bởi họ chưa đạt được mục tiêu.

Nhưng mà trên thực tế thì đây phải là cứ đau đớn, kiệt sức, mệt lả sau mỗi buổi tập là sẽ có một kết quả tốt đâu. Chúng ta đi đến gym là để cho cơ thể được trở nên khỏe mạnh, giữ cho thân hình săn chắc, ngăn ngừa bệnh tật, và rèn luyện tính kỷ luật trong cuộc sống.

Tuy nhiên, những người tập gym theo đuổi mục tiêu no pain no gain đã quên mất một điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu tập đó chính là sức khỏe. Nếu không có sức khỏe ổn định thì cái việc lao đầu vào no pain no gain có lẽ sẽ khiến người tập rước thêm bệnh tật vào người. Có một sự thật thú vị là nếu tập càng đau thì càng cảm thấy kích thích.

Trong cơ chế sinh học con người có một sự liên kết đặc biệt giữa niềm vui và cơn đau. Hệ thần kinh trung ương sẽ giải phóng endorphin - protein có tác dụng ngăn chặn cơn đau và hoạt động theo cách tương tự như thuốc phiện như morphine để tạo ra cảm giác hưng phấn, sau khi tiếp xúc với cơn đau. Áp dụng với gym thì khi ai đó tập những bài tập nặng và khiến bản thân mất nhiều sức nhất, họ sẽ cảm thấy kích thích và muốn tăng thêm độ khó cho bài tập.

Tuy nhiên, sự hưng phấn nhất thời do endorphin tạo ra sẽ khiến cho họ phải hối hận vì ngay lập tức sẽ là những chuỗi cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ thể. Nguy cơ khiến cho họ bị chấn thương sẽ rất là cao. Một số chấn thương phần trên cơ thể phổ biến khi đi tập gym là sử dụng quá mức các gân hỗ trợ vai, trật khớp khuỷu tay, chấn thương sụn và cổ tay của các gymers. Gãy xương, bong gân và căng cơ thường xuyên xảy ra ở phần dưới cơ thể, thường ảnh hưởng nhất đến đầu gối và mắt cá chân.

Cho đến lúc đó thì no pain no gain sẽ chính thức trở thành tiền mất tật mang bởi vì người tập sẽ phải chịu những chấn thương không đáng có. Văn hóa no pain no gain không phải là hoàn toàn tệ vì nếu nó tệ đến thế thì ngay từ đầu sẽ không ai muốn dùng nó làm mục tiêu và động lực để đi gym. No pain no gain là một cách để thúc đẩy bản thân mỗi gymer chăm chỉ tập hơn sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Chăm chỉ tập luyện khác hoàn toàn với việc tập luyện đến độ đau đớn. Tập luyện quá sức, thúc đẩy bản thân khi mệt mỏi hoặc không cho phép cơ thể phục hồi đúng cách sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn về lâu dài và gây ra tình trạng burnout. Đến gym tập luyện để có một thân hình săn chắc và một sức khỏe ổn định là một việc nên làm.

 

 

Bản đồ