Các nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi mùa lạnh

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi mùa lạnh

Các nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi mùa lạnh
Người bị viêm phổi mùa lạnh có thể do vi khuẩn, virus, nấm gây ra, cần điều trị kịp thời để ngăn biến chứng.

Viêm phổi là bệnh lý thường xảy ra hơn vào mùa lạnh. Các phế nang và đường dẫn khí trong phổi người bệnh có xu hướng tích tụ dịch lỏng hoặc dịch mủ, gây ho có đờm, sốt cao, khó thở, ớn lạnh.

BS.CKI Nguyễn Minh Thuận, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh viêm phổi ở giai đoạn sớm có thể gây ra triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh, tiên lượng hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, người bệnh viêm phổi không điều trị kịp thời, triệu chứng có thể dần tiến triển nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là 4 tác nhân chính gây viêm phổi, nhất là trong mùa lạnh.

Vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi ở người lớn theo bác sĩ Thuận. Bệnh có xu hướng lây lan thông qua tiếp xúc giọt bắn chứa vi khuẩn gây viêm phổi. Khi đó, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nền mạn tính thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Virus thường là tác nhân gây viêm phổi phổ biến thứ hai, chỉ sau vi khuẩn. Một số loại virus gây bệnh viêm phổi thường gặp như SARS-CoV-2, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cảm cúm, virus cúm mùa... Trong đó, virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh, khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, các cơ quan khác trong cơ thể.

Nấm có khả năng gây bệnh viêm phổi đối với người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đồng mắc các bệnh nền mạn tính. Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm mốc, có nhiều bụi bẩn cũng dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.

Hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có hô hấp. Tùy loại hóa chất, thời gian và mức độ phơi nhiễm hóa chất, cơ địa và bệnh nền đồng mắc, nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi, mức độ bệnh nặng có thể khác nhau ở mỗi người.
Bác sĩ Minh Thuận cho biết người bệnh hô hấp hoặc nghi có triệu chứng viêm phổi như ho khan, ho đờm, khó thở, đau tức ngực (nghiêm trong hơn khi thở hoặc ho), mệt mỏi, sốt... nên sớm đi thăm khám. Tùy triệu chứng lâm sàng và bệnh sử của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp. Các hệ thống máy móc chuyên dụng hiện đại, công nghệ cao có thể hỗ trợ chẩn đoán nhanh. Điển hình như chụp X-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp, chụp CT 1975 lát cắt và 768 lát cắt, các xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, nội soi phế quản bằng ống mềm...

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, mỗi người nên vệ sinh cá nhân và không gian sống sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động vừa sức, điều trị ổn định các bệnh nền mạn tính. Tiêm vaccine phòng ngừa cảm cúm, viêm phổi phế cầu, hợp bào hô hấp, ho gà. Khám sức khỏe tổng quát ít nhất 1-2 lần mỗi năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ, giúp phát hiện kịp thời, chủ động điều trị để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Bản đồ