Bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Ba tôi 63 tuổi, nhồi máu cơ tim cách đây ba tháng đã đặt hai stent, hiện sức khỏe ổn định. Người mắc bệnh này có thể sống được bao lâu? (Nhật Thăng, Bình Thuận)

Trả lời:

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người bệnh tim mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 8,9 triệu người tử vong vào năm 2019 do nhồi máu cơ tim, chiếm 16% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.

Bệnh xảy ra khi huyết khối hoặc mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch khiến mạch máu nuôi cơ tim bị tắc nghẽn đột ngột, gây tổn thương cơ tim do nguồn cung cấp oxy không đủ. Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, sốc tim, viêm màng ngoài tim, ngưng tim.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong cao nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Người bệnh sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

Giới tính: Phụ nữ có tiên lượng sống thấp hơn đáng kể so với nam giới trong vòng 5-10 năm sau nhồi máu cơ tim.

Mức độ tổn thương cơ tim: Cơ tim dễ bị hoại tử do giảm oxy máu gây suy giảm chức năng co bóp cơ tim. Nếu mức độ tổn thương cơ tim nhiều, xuất hiện biến chứng thì nguy cơ tử vong của người bệnh cao.

Thời gian cấp cứu: Nhồi máu cơ tim thường khởi phát đột ngột, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể khiến cơ tim bị tổn thương nặng dẫn đến tử vong và các biến chứng. Những bệnh nhân được cải thiện khả năng tái tưới máu sớm, bao gồm điều trị tiêu sợi huyết trong vòng 30 phút hoặc can thiệp động mạch vành qua da (PCI) trong vòng 90 phút có kết quả điều trị tốt hơn. Bệnh nhân có phân suất tống máu bảo tồn có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân có phân suất tống máu giảm.

Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ tim mạch chính không thể thay đổi. Đa phần số ca tử vong liên quan đến nhồi máu cơ tim xảy ra ở nhóm người cao tuổi (trên 65 tuổi). Tỷ lệ mắc hội chứng mạch vành cấp tính giảm ở nhóm dân số trẻ, tăng ở nhóm người cao tuổi.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Tuổi thọ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tổng thể. Các yếu tố làm giảm tiên lượng sống của người bệnh gồm đái tháo đường, rối loạn chức năng thất trái, tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó, bệnh mạch máu ngoại vi, tiền sử đột quỵ, suy tim sung huyết, trầm cảm, nồng độ protein C và NT-pro BNP tăng cao.

Để kéo dài tuổi thọ, bản thân bệnh nhân và người nhà cần cấp cứu kịp thời trong giờ "vàng" điều trị (trong vòng 1-2 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng), điều trị tối ưu sau cơn nhồi máu cơ tim, kiểm soát các bệnh lý nền có liên quan. Người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu gây hại (hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thức khuya, stress...), vận động đều đặn, tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Bản đồ