Bệnh gout có gây suy thận?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh gout có gây suy thận?

Bệnh gout có gây suy thận?
Tôi bị đau sưng khớp nặng, chẩn đoán gout, xét nghiệm axit uric máu 7,5 ng/dL. Tình trạng này có ảnh hưởng đến thận không, có cách nào phòng ngừa suy thận? (Trần Minh, 53 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Gout là bệnh viêm khớp phổ biến, xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khiến axit uric tích tụ và tăng cao trong máu. Axit uric trong máu cao quá mức (trên 6 ng/dL ở nữ và trên 7 ng/dL ở nam) sẽ kết tinh thành các tinh thể muối urat tại các khớp xương (khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối, mắt cá chân...) gây viêm, sưng lớn, đau dữ dội.

Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận không phục hồi, chức năng thận suy giảm dần theo thời gian, không còn khả năng lọc máu hoặc lọc máu không hiệu quả. Tình trạng này khiến các độc tố, chất dư thừa tích tụ trong máu, đe dọa tính mạng người bệnh. Ở giai đoạn cuối, người bệnh buộc điều trị thay thế thận (chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hay ghép thận) để duy trì sự sống.

Bệnh gout và suy thận mạn có mối quan hệ với nhau. Gout là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn. Ngược lại, suy thận mạn khiến bệnh gout trầm trọng hơn.

Người bệnh gout cần sử dụng lâu dài một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau nhóm NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid). Người bệnh không kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến tổn thương chức năng thận không phục hồi. Axit uric cao dễ dẫn đến hình thành sỏi thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.

Ngược lại, chức năng thận suy giảm, thận không lọc hiệu quả axit uric trong máu, có thể gây ra bệnh gout. Với người có bệnh nền gout, tình trạng suy giảm chức năng thận khiến bệnh gout trầm trọng thêm.
Bạn được chẩn đoán mắc gout nên cũng có nguy cơ suy giảm chức năng thận nếu không kiểm soát chế độ dinh dưỡng và đơn thuốc sử dụng. Để phòng tránh suy thận mạn do gout, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như ăn giảm đạm, nhất là đạm đến từ thịt và nội tạng động vật, hải sản...; không sử dụng bia rượu, đồ ngọt. Kiểm soát cân nặng, huyết áp, bệnh tiểu đường (nếu có).

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội thận - Lọc máu khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là các loại thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng, nước lá cây không rõ nguồn gốc... Khám sức khỏe, kiểm tra chức năng thận định kỳ giúp sớm phát hiện tổn thương thận và có phác đồ điều trị phù hợp, làm chậm tốc độ tiến triển bệnh thận.

Bản đồ