Bất thường dây rốn ảnh hưởng thai nhi thế nào

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất thường dây rốn ảnh hưởng thai nhi thế nào

Bất thường dây rốn ảnh hưởng thai nhi thế nào
Tình trạng sa dây rốn, dây rốn bám màng hoặc quấn cổ thai có thể làm giảm lưu lượng máu giàu oxy đến nuôi dưỡng thai nhi.

Dây rốn là ống nối chứa các mạch máu lưu thông giữa phôi và nhau thai, bắt đầu hình thành từ khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Bộ phận này có chức năng cung cấp máu, oxy, dưỡng chất nuôi thai, đồng thời lọc bỏ CO2, ure và các chất thải khác. Những chất thải này được chuyển vào máu và xử lý bởi thận của người mẹ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Công, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết dây rốn có độ dài dao động 45-60 cm, đường kính khoảng 1,5-2 cm. Dưới đây là một số vấn đề dây rốn có thể gặp trong quá trình mang thai.

Bất thường về thành phần: Thay vì có ba mạch máu như bình thường, dây rốn lúc này chỉ chứa hai mạch máu do thiếu một động mạch. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bất thường này.

Theo bác sĩ Công, những thai nhi có một động mạch rốn có nguy cơ dị tật tim, hệ thần kinh, đường tiết niệu và bất thường nhiễm sắc thể. Nếu được chẩn đoán một động mạch rốn, mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh như siêu âm tầm soát, chọc ối, siêu âm tim thai chuyên sâu. Ngoài ra còn có dây rốn ba hay bốn động mạch hay hai động mạch, hai tĩnh mạch... nhưng ít gặp.

Bất thường về kích thước như dây rốn dài, quá ngắn, đường kính quá mảnh hoặc quá dày... đều có thể ảnh hưởng lưu lượng máu đến thai, khiến thai chậm phát triển. Dây rốn phát triển dài nhất vào khoảng tuần thứ 28, trung bình đạt 50-60 cm. Nếu dây rốn dài hơn so với bình thường, khi thai liên tục chuyển động trong buồng tử cung có nguy cơ bị rối, thắt nút, siết chặt. Điều này khiến lượng máu đến thai bị chặn hoàn toàn, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất và oxy giữa thai phụ với thai nhi, tăng nguy cơ lưu thai.
Dây rốn có chiều dài ngắn dưới 35 cm, đôi khi rất ngắn, chỉ 10 cm thường liên quan đến các bất thường nghiêm trọng như bất thường phức hợp cơ thể (BSA) - hội chứng dị tật ít gặp có thể khiến thai chết lưu hoặc tử vong chu sinh.

Đôi khi dây rốn to hơn bình thường có thể kết hợp với bất thường khác như nang rốn, thoát vị rốn, nang niệu quản... Hai động mạch thường xoắn quanh tĩnh mạch rốn. Mỗi vòng xoắn cách nhau khoảng 5 cm. Nếu dây rốn xoắn quá mức (5 cm dây rốn có từ hai vòng xoắn trở lên) gây ra nghẽn mạch, giảm lưu lượng máu từ thai phụ đến thai nhi, nguy cơ tử vong cao nếu bị chặn hoàn toàn.

Bất thường vị trí bám dây rốn vào bánh nhau có nhiều dạng. Thông thường, một đầu dây rốn gắn vào giữa bụng thai nhi, đầu còn lại gắn vào trung tâm bánh nhau. Tuy nhiên một số trường hợp dây có thể bám ở mép (rìa) bánh nhau, mạch máu dây rốn bám vào màng ối rồi mới bám vào bánh nhau... Bác sĩ Công cho biết dây rốn bám mép thường gặp khoảng 7% thai phụ. Tiên lượng phụ thuộc vào đánh giá sự cung cấp dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi.

Dây rốn tiền đạo (vasa previa) ít gặp, là hiện tượng một số mạch máu cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc rất gần với lỗ trong của cổ tử cung. Các mạch máu nằm trong màng, không được bảo vệ bởi dây rốn hay nhau thai. Do đó khi màng vỡ, mạch máu dễ vỡ theo khiến thai nhi bị mất một lượng máu lớn. Lúc này, tỷ lệ trẻ tử vong cao.

Khối u dây rốn phổ biến như u nang dây rốn được phát hiện qua siêu âm trong ba tháng đầu thai kỳ, mất đi trong ba tháng giữa. Nếu u nang tồn tại sau 14 tuần, thường không còn khả năng tự tiêu biến. Những khối u này có một lớp lót biểu mô, thường nằm gần dây chèn của thai nhi, kích thước khoảng 4-60 mm. Một số nghiên cứu cho rằng u nang gần thành bụng thai nhi sẽ tăng nguy cơ bất thường, dị tật như thoát vị rốn, hội chứng Edwards (ba nhiễm sắc thể số 18).

Dây rốn thắt nút, vặn xoắn, dây rốn quấn cổ... cũng có thể được hình thành trong quá trình mang thai. Nếu nút thắt chặt dễ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu từ mẹ sang bé. Khi chuyển dạ, tình trạng có thể gây cản trở thai di chuyển xuống cổ tử cung, tăng nguy cơ suy thai, nhiễm toan (nồng độ axit trong dịch cơ thể tăng cao).

Theo bác sĩ Công, những bất thường này có thể phát hiện nhờ kỹ thuật siêu âm Doppler, chọc ối, NIPT... Hiện không có phương pháp ngăn ngừa hoặc điều trị bất thường dây rốn.

Bản đồ