Ba phụ nữ Brazil tử vong sau khi ăn bánh nhiễm thạch tín

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba phụ nữ Brazil tử vong sau khi ăn bánh nhiễm thạch tín

Ba phụ nữ Brazil tử vong sau khi ăn bánh nhiễm thạch tín
Cảnh sát Brazil đang điều tra sự việc ba người phụ nữ tử tại Torres qua đời sau khi ăn bánh ngọt nhiễm thạch tín.

Ba nạn nhân, độ tuổi từ 43 đến 65, đã tử vong sau khi ăn một loại bánh tráng miệng trong buổi tụ tập gia đình ngày 23/12. Bánh làm từ trái cây khô, phủ một lớp kem trắng và trang trí bằng quả anh đào. Người phụ nữ làm bánh và một bé trai 10 tuổi cũng đang phải điều trị ngộ độc tại bệnh viện. Tại buổi họp mặt, chỉ có một người không ăn bánh và không bị ảnh hưởng.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bánh ngọt có chứa thạch tín. Mẫu máu của ba nạn nhân cũng dương tính với chất độc này. Cảnh sát tìm được một số thực phẩm hết hạn trong nhà người phụ nữ làm bánh.

Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ việc là do ngộ độc hay cố ý đầu độc. Cảnh sát đang chờ người phụ nữ làm bánh hồi phục để thẩm vấn. Trước đó, họ đã lấy lời khai của 15 người khác liên quan đến vụ việc. Đến nay, phía điều tra viên chưa đưa ra bất cứ kết luận nào.
Các báo cáo cho biết người phụ nữ làm bánh có mối quan hệ tốt với những người khác trong gia đình, ban đầu không có dấu hiệu của mâu thuẫn. Một số thành viên cho biết bánh có vị "cay".

Theo truyền thông địa phương, cảnh sát đã yêu cầu khai quật thi thể của người chồng quá cố của người phụ nữ làm bánh. Ông qua đời vào tháng 9 do ngộ độc thực phẩm. Thời điểm đó, cảnh sát kết luận ông tử vong vì lý do tự nhiên.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một số thực phẩm chứa lượng nhỏ thạch tín vô cơ và hữu cơ. Thạch tín được biết đến là một chất độc mạnh, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ngộ độc cấp tính và mãn tính, ung thư, và các bệnh về da. Việc tiếp xúc lâu dài với thạch tín có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, tổn thương thần kinh. Các nhà khoa học khuyến cáo cần thường xuyên xét nghiệm một số thực phẩm để phát hiện thạch tín, đặc biệt là thạch tín vô cơ - được cho là độc hơn loại hữu cơ.

Bản đồ