5 thói quen sống giúp phòng ung thư tiêu hóa

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 thói quen sống giúp phòng ung thư tiêu hóa

5 thói quen sống giúp phòng ung thư tiêu hóa
Không hút thuốc lá, ăn thực phẩm lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục đều đặn góp phần phòng ngừa các bệnh ung thư liên quan đến tiêu hóa.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết phòng ngừa ung thư tiêu hóa cần kết hợp nhiều yếu tố dưới đây.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung, thận, đại trực tràng, gan, dạ dày. Thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại, trong đó gần 70 chất gây ung thư.

Bác sĩ Khanh giải thích những chất độc hại này trực tiếp làm hỏng DNA, dẫn đến các tế bào mô dạ dày phát triển bất thường, tăng nguy cơ tiến triển ung thư. Người có tiền sử hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người không hút thuốc. Người hút thuốc càng sớm, thời gian càng lâu và lượng ngày một nhiều thì nguy cơ ung thư dạ dày càng tăng. Do đó, người hút thuốc nên bỏ thuốc, tránh xa khói thuốc lá thụ động để phòng tránh ung thư.
Ăn uống lành mạnh

Ăn thực phẩm nhiều muối, chế biến sẵn hoặc bảo quản không đúng cách, thịt đỏ, dễ dẫn đến ung thư tiêu hóa, nhất là ung thư trực tràng. Giảm lượng đường có thể giảm tình trạng viêm thúc đẩy ung thư. Mỗi người nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây và rau củ giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ung thư dạ dày, gan, đại tràng... Trái cây giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, có thể làm giảm tổn thương dạ dày và tình trạng viêm do vi khuẩn HP gây ra.

Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt vì chất xơ trong ngũ cốc hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa béo phì - yếu tố nguy cơ gây ung thư... Nên chọn protein từ đậu phụ, cá, gia cầm và các loại đậu khác. Uống đủ nước mỗi ngày hỗ trợ thải độc tố, giữ cho tế bào đủ nước và hoạt động tối ưu.

Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục

Bác sĩ Khanh cho biết béo phì là yếu tố thúc đẩy phát triển nhiều bệnh ung thư tiêu hóa như ung thư đại tràng, gan, tuyến tụy... Nguy cơ này có thể giảm nhờ duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục.

Tập thể dục góp phần giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, cả hai đều liên quan đến nguy cơ mắc ung thư. Hoạt động thể chất điều chỉnh mức độ hormone như estrogen và yếu tố tăng trưởng giống insulin, nhờ đó cân bằng các hormone, ngăn ngừa ung thư.

Người trưởng thành nên tập thể dục ít nhất 150 phút cường độ vừa phải hoặc 75 phút cường độ mạnh mỗi ngày. Đạp xe, đi bộ nhanh, leo cầu thang hoặc tập các bài rèn luyện sức mạnh xây dựng khối lượng cơ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm cân.

Khám tầm soát ung thư

Bác sĩ Khanh cho hay hầu hết bệnh ung thư tiêu hóa như ung thư dạ dày, đại tràng... có tỷ lệ điều trị khỏi cao nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Song ung thư tiêu hóa thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Hiện, nội soi tiêu hóa giúp phát hiện và điều trị hiệu quả ung thư đường tiêu hóa sớm. Polyp tiền ung thư có thể tìm thấy và cắt bỏ thông qua nội soi tiêu hóa trước khi tiến triển ác tính. Người thừa cân béo phì, có người thân trong gia đình mắc bệnh, từ 40 tuổi trở lên... nên đi khám, nội soi tiêu hóa định kỳ.

Bản đồ