5 điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

5 điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới sau 50 tuổi, diễn biến âm thầm nhiều năm, không có triệu chứng, nhưng có thể chữa trị khỏi nếu phát hiện sớm.

Tuyến tiền liệt nằm giữa dương vật và bàng quang, có nhiều chức năng bao gồm sản xuất chất lỏng nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, tiết ra kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Đây là một loại protein giúp tinh dịch giữ được trạng thái lỏng và hỗ trợ kiểm soát nước tiểu.

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) thống kê năm 2022, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới và phổ biến thứ hai ở nam giới. Tại Việt Nam, có gần 6.000 ca mắc mới và 2.800 trường hợp tử vong.

Dấu hiệu nhận biết là gì?

Giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng nên có thể chỉ được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc. Nếu có triệu chứng, nam giới thường khó đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu, nhất là vào ban đêm, dòng nước tiểu yếu, có máu hoặc tinh dịch trong nước tiểu, đau khi tiểu hoặc xuất tinh, đau ở lưng, hông hoặc xương chậu.

Người bị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển thậm chí không có triệu chứng. Các dấu hiệu tiềm ẩn phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của khối u. Giai đoạn muộn có thể xuất hiện triệu chứng như đau xương, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Hiện không rõ nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến tiền liệt, nhưng có một số yếu tố nguy cơ như sau:

Tuổi tác: Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên sau tuổi 50, ít gặp trước tuổi 45.

Tiền sử gia đình: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu người thân từng mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Di truyền: Các đặc điểm di truyền, bao gồm những thay đổi ở gene BRCA1 và BRCA2, có thể làm tăng nguy cơ.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều chất béo có thể khiến khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Các yếu tố khác như béo phì, hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tiếp xúc với hóa chất, viêm tuyến tiền liệt, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Xét nghiệm chẩn đoán như thế nào?

Ung thư tuyến tiền liệt được sàng lọc bằng xét nghiệm máu để đo PSA. Mức PSA cao cho thấy ung thư hiện diện. Bác sĩ sinh thiết tuyến tiền liệt, tức lấy một mẫu nhỏ để kiểm tra tế bào ung thư và đưa chẩn đoán xác định.
Ung thư tuyến tiền liệt có gây tử vong?

Hầu hết trường hợp ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển chậm, kéo dài nhiều năm. Nếu được chẩn đoán sớm, người bệnh có triển vọng điều trị thành công. Tuy nhiên, ung thư giai đoạn muộn có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như xương, hạch bạch huyết, gan hoặc phổi, gây tử vong.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ 8 nam giới ở quốc gia này có một người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1 trên 41 người bệnh. Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có cơ hội sống ít nhất 5 năm gần 100% nếu khối u ở giai đoạn khu trú và giảm còn 31% nếu khối u đã di căn xa. Kết quả điều trị còn phụ thuộc độ tuổi, sức khỏe tổng thể và những yếu tố khác.

Tuổi nào nên bắt đầu sàng lọc?

Nam giới từ 40 tuổi trở lên, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, mang đột biến BCRA nên chủ động sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt dù không có triệu chứng. Nếu không có những yếu tố nguy cơ này, đàn ông sau 45 tuổi vẫn nên sàng lọc để sớm phát hiện bệnh và điều trị.

Bản đồ