5 cách sử dụng tai nghe giúp bảo vệ thính lực

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 cách sử dụng tai nghe giúp bảo vệ thính lực

5 cách sử dụng tai nghe giúp bảo vệ thính lực
Ưu tiên tai nghe có tính năng chống ồn, tránh dùng lâu hay mở âm lượng quá lớn để bảo vệ thính lực tốt hơn.

Âm thanh vào màng nhĩ đi qua xương thính giác để đến tai trong. Sau đó, rung động lan truyền đến ốc tai - nơi chứa chất lỏng và có nhiều sợi lông nhỏ. Tiếng ồn càng lớn, rung động càng mạnh, các sợi lông chuyển động càng nhiều.

Tiếp xúc lâu dài và liên tục với âm thanh lớn khiến các tế bào lông cuối cùng mất đi độ nhạy cảm với rung động âm thanh. Đôi khi, âm thanh quá lớn cũng khiến các tế bào lông bị uốn cong hoặc gập lại, dẫn đến mất thính lực tạm thời. Trong một số trường hợp, các tế bào thính giác trong tai có thể bị tổn thương. Nếu tổn thương không thể phục hồi có khả năng gây mất thính lực vĩnh viễn. Dùng tai nghe không đúng cách còn có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai, dẫn đến nhiễm trùng. Dưới đây là một số cách sử dụng tai nghe có thể bảo vệ thính lực.

Giảm âm lượng

Âm thanh được đo bằng đơn vị được gọi là decibel (dB). Cường độ âm thanh dưới 60 dB không có khả năng gây ra tổn thương thính giác. Song tiếp xúc lâu dài và liên tục với âm thanh lớn trên 85 dB có thể dẫn đến mất thính lực. Để ổn định thính lực khi dùng tai nghe, hãy nên giữ âm lượng ở mức tối đa 50% cũng như giảm thời gian đeo.

Sử dụng tai nghe ngoài thay tai nghe trong

Headphone (tai nghe chụp đầu) là thiết bị âm thanh được thiết kế để đặt trên tai, chủ yếu che phủ toàn bộ tai. Earphone còn gọi là tai nghe trong, là kiểu có phần đệm bông chứa cả loa bên trong, có thể nhét trực tiếp vào trong tai. Do nằm trong ống tai, earphone kết nối âm thanh tới tai trực tiếp tốt hơn headphone. Song sử dụng tai nghe nhét tai kéo dài không tốt cho tai. Ngược lại, loại chụp ngoài tai có độ an toàn cao hơn nhờ tạo ra khoảng cách giữa âm thanh và màng nhĩ trong ống tai.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghe nhạc lớn trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương không thể khắc phục cho tai. Người có thói quen này nên nghỉ giải lao giữa chừng để tai dễ chịu hơn. Hãy thử nghỉ giải lao 5 phút sau mỗi 30 phút hoặc 10 phút sau mỗi 60 phút. Tránh sử dụng tai nghe liên tục, nhất là khi âm thanh lớn, quá một giờ mỗi ngày.

Vệ sinh thường xuyên và tránh dùng chung tai nghe

Tai nghe, nhất là loại nghe trong, được cắm trực tiếp vào ống tai, chặn đường dẫn khí. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng tai theo thời gian do sự phát triển của vi khuẩn. Không nên dùng chung tai nghe với người khác và vệ sinh thường xuyên ngày để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng tai nghe chống ồn

Nhiều người thường có thói quen mở âm thanh ở mức âm lượng cao khi đeo tai nghe để át đi những tiếng ồn khác xung quanh. Để tránh tác động của tiếng ồn lớn với thính lực, hãy sử dụng tai nghe chống ồn. Loại này cho phép nghe nhạc ở mức thấp hơn mà không bị tiếng ồn xung quanh lấn át.

Bản đồ